Khi nhân viên xin nghỉ việc…

Các sếp chắc chắn sẽ không hài lòng chút nào khi nhận đơn xin nghỉ việc của nhân viên. Quá trình tuyển dụng đào tạo nhân viên rất mất thời gian, công sức và nguồn lực nên nhân viên nghỉ việc là một thiệt thòi cho doanh nghiệp.

Đầu năm 2014 công ty tôi đang làm việc  áp dụng hàng loạt chính sách mới liên quan đến nhân sự như phân bậc chuyên môn nhân viên, giờ giấc làm việc, khen thưởng kỷ luật… Việc này ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý làm việc của nhân viên, không ảnh hưởng sau được khi có nhiều thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường làm việc của mình. Hàng loạt nhân viên xin nghỉ sau khi áp dụng các chính sách trên. Cá nhân tôi không nghĩ hoàn toàn ảnh hưởng từ các chính sách thay đổi trên mà có thêm sự cộng hưởng của các nguyên nhân khác như nghỉ việc do không phù hợp công việc, nghỉ việc theo mùa, nghỉ việc do thiếu cơ hội thăng tiến…  

Vài đồng nghiệp của tôi lên mục Confess của forum chia sẻ “cảm thấy bất an”, “các sếp có suy nghĩ gì”. Nếu chúng ta “cảm thấy bất an” vì người khác nghỉ việc là điều không ổn. Đây là yếu tố bên ngoài không ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta nên không có gì phải bất an. Việc cần thiết là xác định chúng ta có còn phù hợp với môi trường làm việc mới, cơ hội phát triển như thế nào… dựa vào chính bản thân chúng ta chứ không vì sự quyết định ra đi của đồng nghiệp mình.

Với câu hỏi: “Các sếp có suy nghĩ gì?” Nhân sự luôn là nguồn lực quan trọng của các doanh nghiệp. Nhân viên nghỉ việc sẽ dẫn đến giảm nguồn lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, không ổn định để theo đuổi các chiến lược. Tổng giám đốc của công ty đã trả lời chi tiết về tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên hàng năm vẫn nằm trong khoảng 10 – 12% bằng trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam, về nguyên nhân nghỉ việc của nhân viên và khẳng định BGĐ luôn theo dõi để có phương án phù hợp.

Theo tôi công ty cần thực hiện các  phương pháp sau để giảm thiểu tối đa số lượng nhân viên nghỉ việc ngoài tầm kiểm soát:

– Thực hiện phỏng vấn nhân viên nghỉ việc để biết chính xác lý do nhân viên nghỉ việc. 
– Tiến hành phỏng vấn các nhân viên có thâm niên làm việc tại công ty nhằm để biết lý do nhân viên gắn bó lâu dài với công ty.
– Nâng cao công tác tuyển dụng của bộ phận nhân sự nhằm tuyển đúng nhân viên phù hợp với tiêu chí hoạt động của công ty. Chẳng những không tuyển những ứng viên không đủ trình độ chuyên môn mà còn loại những ứng viên quá giỏi (hơi khó!). 
– Thực hiện một cuộc khảo sát kín để biết thái độ làm việc của tất cả nhân viên.
– Nâng cao công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Xét về tổng thể toàn xã hội, nhân viên nghỉ việc là tốt. Công ty sẽ có cơ hội tìm kiếm những nhân viên phù hợp hơn. Những nhân viên ra đi sẽ tạo được nhiều lợi ích hơn cho xã hội.

Dựa vào những phân tích chi tiết như trên thì nhân viên nghỉ việc nằm trong khả năng kiểm soát (ngoại trừ trường hợp nhân viên xin nghỉ việc hàng loạt) là điều tốt và chẳng có lý do gì giám đốc các doanh nghiệp phải bận tâm. Ngược lại còn tự hào là thành phần góp vào việc đào tạo và sắp xếp nguồn lực thích hợp hơn cho xã hội.

Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Scroll to Top