Dấu ấn chuyến khám phá Angkor Wat – Campuchia

 

Tour Siem Riep – Phnom Penh với hành trình khám phá Angkor Wat huyền bí đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng về đất nước Chùa Tháp.

Chương trình du lịch 4 ngày 3 đêm đến với đất nước chùa Tháp bằng phương tiện xe ô tô có tổng đường đi hơn 1000 km. Dưới đây là những dấu ấn đặc biệt sau chuyến khám phá nước bạn Campuchia với quần thể kiến trúc Angkor Wat đặc trưng.

Quần thể kiến trúc Angkor Wat

1. Giao thông

Đất nước Campuchia chỉ có 6 quốc lộ từ quốc lộ 1 đến quốc lộ 6. Luật lệ giao thông ở đây cũng cực kỳ đơn giản không như ở Việt Nam. Ví như xe máy thì chỉ cần người điều khiển xe đội mũ bảo hiểm, khi phạm lỗi này thì đóng phạt 3.000 Riel (KHR) tương đương 15.000đ.

Thành phố Seim Riep nơi tọa lạc quần thể kiến trúc Angkor Wat chỉ có 5 đèn giao thông và không có đèn đường. Khách du lịch thường sử dụng phương tiện xe túc túc để di chuyển.

2. Người dân khá nghèo

Người dân Campuchia ở 24 tỉnh rất nghèo, sống chủ yếu nhờ nông nghiệp nhưng chưa có hệ thống thủy lợi. Mỗi năm có một vụ mùa chính vào mùa mưa. Nếu đi làm công nhân thì lương tháng được từ 80 – 100USD. Tại các thành thị buôn bán đông đúc thường tập trung người Trung Quốc và người Việt Nam là chủ yếu.

Nông thôn thường không có đường điện, Campuchia phải mua điện từ Thái Lan nên giá điện sinh hoạt ở đây khá cao.

3. Quần thể đền Angkor Wat

Đây là một trong các di tích quan trọng bậc nhất tại Campuchia, được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer. Năm 1991, đền Angkor Wat được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, có thể sánh cùng với Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, đền Taj Malhan ở Ấn Độ, Kim Tự Tháp ở Ai Cập.

Toàn bộ kiến trúc Angkor Wat hoàn toàn được tạo nên từ những phiến đá xanh rất lớn, khích thước thông thường là 1x2m ghép lại với nhau, được chạm trổ hoa văn, phù điêu. Các bạn sẽ cảm thấy ngỡ ngàng và thắc mắc tại sao với sức người mà có thể xây dựng lên một kiến trúc độc đáo như vậy vào thế kỷ thứ XII?

Angkor Wat - tầng thiên đàng

4. Người Việt tại Campuchia

Người Việt sang đất nước Chùa Tháp làm ăn và sinh sống rất nhiều. Có một điều làm tôi rất ấn tượng là người giàu nhất nhì Campuchia là người gốc Việt. Ông tên là 6 Cò sang Campuchia sinh sống bằng nghề mua bán ve chai. Tập đoàn Sok Kha của ông này đang thầu tất cả quần thể Angkor Wat với vé tham quan là 20USD/người.

Câu nói “Nam Vang đi dễ khó về. Trai đi có vợ gái về có con” là do một người đại sứ quán của Việt Nam sáng tác để chỉ người Việt sang đây sinh sống và làm việc như thế nào. Ở Campuchia còn có những địa danh nghe rất Việt Nam như Cầu Sài Gòn, Chợ Lớn…

5. Ăn uống và mua hàng

Ở Campuchia chấp nhận thanh toán cả 3 loại tiền KHR, USD, VND. Trong đó, USD vẫn rất phổ biến (1 USD ~ 4 KHR, 1 KHR ~ 5.600 VND). Khi mua hàng bắt buộc bạn phải trả giá từ đi xe túc túc đến mua đá quý cao cấp! Và điều đặc biệt tôi chú ý là cho dù bạn trả giá nào thì vẫn bị hớ. Vợ tôi muốn mua 1 bộ váy hình đặc trưng của Campuchia với giá đưa ra của em bán hàng là 15USD nhưng giá bán cuối cùng là 5USD.

Ăn uống tại thành phố du lịch như Siem Riep còn khá nghèo nàn. Quán nhậu bình dân chỉ có 1 – 2 món và các loại bia. Nói thêm về số phòng khách sạn tại Siem Riep để các bạn có thể hình dung mức độ đáp ứng về ăn uống như thế nào? Siem Riep có khoảng 10.000 phòng khách sạn tiêu chuẩn từ 3 – 5 sao và khoảng 6.000 phòng nghỉ bình dân để sẵn sàng đón tiếp khách du lịch.

Khách sạn 4 sao City Angkor Hotel

6. Sòng bạc

Sòng bạc là phần không thể thiếu góp phần vào nền kinh tế cho đất nước Chùa Tháp. Vừa qua cửa khẩu Mộc Bài đi vào địa phận của Campuchia có tất cả 11 sòng bạc (hiện tại còn hoạt động 7 sòng bạc). Tại Phnom Penh có sòng bạc NagaWorld được xem là sòng bạc hiện đại và lớn nhất Campuchia. Các bạn có thể chơi liên tục nhiều ngày liền mà không thể phân biệt được thời gian.

Mỗi du khách vào sẽ được phát 1 phiếu có thể quy đổi sang thẻ tương đương 10USD để đặc cược. Rất tiếc là bên trong sòng bạc không thể chụp ảnh để lưu lại khoảnh khắc kỷ niệm này.

Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Scroll to Top