Tối đa năng lực của bộ não

 

Tiềm năng của bộ não con người là rất lớn. Theo các nhà nghiên cứu, những người bình thường chỉ sử dụng khoảng 1% năng lực của bộ não.

Trong buổi hội thảo “Tối đa năng lực não bộ và cơ thể”, ông Dr.Biswaroop Row Chowdhurry (Mr Bi) – Kỷ lục gia 41 tuổi người Ấn Độ đã khiến tôi và hàng trăm người ngạc nhiên về khả năng ghi nhớ khi đọc lại vanh vách (đọc xuôi và đọc ngược) một dãy dài các số là 2 số cuối điện thoại của khán giả vừa cung cấp.

Ông Bi cho rằng con người có khả năng ghi nhớ rất tốt nhưng chưa được khai thác hết khả năng. Để có khả năng nhớ siêu việt, ông chia sẻ, trước hết phải thật tập trung (C – CONCENTRATION) khi cần ghi nhớ một điều gì đó. Trên thực tế, trong lúc làm việc và học tập, não bộ chúng ta không tập trung 100% vào mục đích chính mà còn nghĩ đến vấn đề khác.

Rèn luyện khả năng ghi nhớ của não
Phương pháp rèn luyện khả năng ghi nhớ của não

Nếu muốn làm việc có hiệu quả bạn phải tập cho mình thói quen tập trung vào vấn đề chính, khi đó não bộ sẽ chỉ tập trung giải quyết những công việc mà chúng ta đang làm thay vì chạy lòng vòng hết việc này sang việc khác.

Đồng thời, khả năng liên tưởng tốt thì sẽ có trí nhớ tốt hơn. Thay vì nhớ những con số, sự kiện khô khan, kỷ lục gia về trí nhớ cho rằng cần phải biết liên tưởng và suy nghĩ theo cách hóm hĩnh, hài hước (R – RIDICULOUS THINKING) để tạo ra sự phấn khích cho não bộ.

Nếu chúng ta dùng mắt để ghi nhớ thì hiệu quả sẽ cao hơn 20 lần so với việc dùng thính giác để nghe và ghi nhớ. Chính khả năng kết nối hình ảnh với hình ảnh giúp chúng ta nhớ lâu hơn (I – IMAGINATION).

Ngủ đủ giấc sẽ giúp tăng cường khả năng ghi nhớ của bộ não (S – SLEEPING). Ông cho biết, khi con người ngủ thì bộ não không ngủ mà dùng khoảng thời gian này để sắp xếp, điều chỉnh lại thông tin. Do vậy, một giờ trước khi ngủ hãy gợi nhớ lại những thông tin cần thiết mà mình cần ghi nhớ để não bộ có thể sắp xếp, lưu lại sau đó. Còn trong khoảng một giờ sau khi thức dậy, não bộ con người đã được nạp thêm năng lượng nên khả năng nhớ cũng tốt hơn những thời điểm khác. Đây là lúc chúng ta nên cung cấp cho não những thông tin mới, não sẽ dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ.

Ông cũng cho biết thêm, bộ não con người rất dễ dàng tiếp nhận những thông tin mang hình ảnh tượng trưng, hoặc những thông tin được sắp xếp một theo một cơ chế dễ nhớ dễ tiếp nhận (M – MNEMONICS)

Ngoài ra, kỷ lục gia khẳng định, não bộ và suy nghĩ có một sự liên kết rất chặt chẽ (A – ASSOCIATION). Khi có suy nghĩ tích cực thì não cũng sẽ hoạt động tích cực và ngược lại. Khi hạnh phúc, vui vẻ thì sẽ tạo ra được một trạng thái tích cực, lúc này não sẽ phát ra những tần số nhất định để có thể bắt được năng lực tự nhiên từ vũ trụ. Ngược lại khi chúng ta tức giận, buồn chán sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức. Lúc này lượng bạch cầu trong cơ thể sẽ giảm đi, sức đề kháng cũng vì thế sẽ giảm theo nên cơ thể dễ bị ốm đau, bệnh tật.

Để minh chứng cho điều này, Bi cho biết các nhà khoa học bằng việc đặt những camera nhỏ vào trong cơ thể đã cho thấy khi con người tức giận, nổi nóng thì sẽ xảy ra hiện tượng chảy máu trong cơ thể. Nếu bạn thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực, hay nóng giận thì chính bạn đã tự giết hại bản thân mình.

Ông cũng cho rằng, trước khi làm một việc gì đó thì con người bắt đầu truyền tín hiệu lên não, sau đó não sẽ tập trung điều khiển các cơ quan trong cơ thể thực hiện hành động. Nếu trước khi làm bạn nghĩ mình không làm được thì não sẽ nhận được tín hiệu ‘mình không làm được’, nó sẽ điều khiển hành động theo hướng suy nghĩ này và kết quả là chúng ta sẽ thất bại, Bi cho biết và khuyên mọi người nên có niềm tin (S – SCIENCE OF BELIEF) rằng trước khi bắt tay làm một việc gì đó.

Sử dụng phương pháp CRISMAS của  Tiến sĩ Biswaroop Row Chowdhurry sẽ giúp cho chúng ta sử dụng hiệu quả bộ não. Từ đó chúng ta sẽ có trí nhớ để phục vụ cho việc học tập cũng như công việc.

Lê Thanh Trông

Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Scroll to Top