Tôi tham dự hội thảo: Bậc thầy xử lý khủng hoảng cùng NLP

NLP là khái niệm có thể không mới với tôi và các bạn. Có thể chúng ta đã nghe nói hoặc đọc qua đâu đó về khái niệm này. Thế nhưng việc ứng dụng nó vào thành công của mỗi người đòi hỏi nhiều nỗ lực và kiên trì hành động.

 

Các khái niệm cơ bản về NLP

NLP là viết tắt của Neuro – Linguistic Programming (Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy). Nó chứa đựng ba thành tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành những kinh nghiệm cá nhân của mỗi chúng ta: thần kinh học, ngôn ngữ học, và các mô thức được lập trình sẵn.

NLP là công trình nghiên cứu về chiến lược và cách ra quyết định của các nhà lãnh đạo xuất sắc nhất trong mọi lĩnh vực của cuộc sống của Bandler và John Grinder về 1% các nhà lãnh đạo xuất sắc đã đưa ra quyết định. Các quyết định mà họ đưa ra bị ảnh hưởng hầu hết bởi cách họ sử dụng hệ thống thần kinh – Neuro; cách họ giao tiếp với chính mình và với người khác – Linguistic; và cách họ suy nghĩ và hành xử  – Programming.

Một trong những ý tưởng độc đáo nhất của NLP là: Nếu một người nào đó làm được việc gì, thì ta sẽ có khả năng tìm hiểu cách thức họ làm như thế nào và lặp lại nó. Nguyên lý Mô Phỏng (Principle of Modelling) của NLP là một trong những cách tiếp cận độc đáo cho việc phát hiện và bắt chước những kỹ năng tiềm thức của những người kiệt xuất (có năng khiếu bẩm sinh) để dạy lại cho những người khác những kỹ năng mà bình thường rất khó có thể học được.

Các câu hỏi của diễn giả dành cho người tham dự

Sau lời chào hỏi ban đầu, diễn giả của chương trình là ông Vasanth Gopalan đã hỏi rất nhiều người tham dự với cùng 1 câu hỏi: Tại sao bạn đến dự buổi hội thảo này? Em tham dự vì nhà trường bắt buộc em phải đi tham dự đủ số lượng các buổi hội thảo mới có thể tốt nghiệp. Em có mặt ở đây vì người thân bắt buộc em phải tham dự hội thảo này. Hay như em đến để có cơ hội kết bạn giao lưu với những người cùng tham dự để giúp em có thể gia tăng doanh số bán hàng… Câu trả lời nhận được nhiều nhất là tôi đến hội thảo để mong muốn NLP có thể giúp tôi giải quyết các vấn đề khó khăn mà tôi đang gặp phải như công việc, stress, cuộc sống gia đình.

Câu hỏi thứ hai được diễn giả đưa ra là: Bạn đưa ra một quyết định khi chờ có được bao nhiêu % thông tin – 100%, 75%, 50%, 20% hay 5%? Phần lớn những người tham dự chọn quyết định khi có đủ từ 50% đến 75% thông tin. Lời khuyên của Mr. Vas là khi quyết định một vấn đề cần đưa yếu tố lợi ích (Benefit) để phân tích lựa chọn. Ông nói thêm, không có quyết định nào hoàn hảo mà chỉ có lựa chọn tốt nhất dựa vào nguồn lực hiện có.

Trải nghiệm của tôi tại buổi hội thảo

Ông Vasanth Gopalan là một bậc thầy về kể chuyện kèm khiếu hài hước. Cùng một vấn đề về việc mỗi người tự chịu trách nhiệm về những gì mình lựa chọn, kết quả của những lựa chọn ở quá khứ là hiện tại mỗi người đang nhận. Tôi đã đọc rất nhiều sách nói về vấn đề này. Nhưng qua cách kể chuyện của ông Vas như đã truyền được lửa vào người tôi.

Mỗi người đều có những mục tiêu cho cuộc sống của mình. Lời khuyên của Mr. Vas là các mục tiêu (Goals) cần đi chung với tầm nhìn (Vision). Mục tiêu càng lớn sẽ đi chung với tầm nhìn rộng lớn. Mục tiêu càng lớn thì vấn đề bạn gặp phải trong cuộc sống càng lớn. Hãy tập trung vào kết quả bạn sẽ có giải pháp để thực hiện, đừng nên tập trung vào các lý do và khó khăn hiện tại.

Xây dựng thứ tự ưu tiên trong công việc. Bạn có một cái bình, những hòn đá nhỏ, những hòn sỏi, cát và nước. Trước tiên bạn phải để những hòn đá nhỏ vào bình (mỗi ngày chọn cho mình khoảng 5 hòn đá như vậy). Kế đến các bạn bỏ những hòn sỏi nhỏ vào bình. Tiếp theo các bạn sẽ bỏ cát vào bình. Cuối cùng bạn sẽ bỏ nước vào bình. Sắp xếp các thứ tự ưu tiên là thật sự cần thiết để các bạn có thể tập trung tốt nhất. Lời khuyên của Mr Vas: Trước khi đi ngủ bạn cần ghi chép các công việc cho ngày hôm sau và xác định luôn các hòn đá nhỏ cần phải bỏ trước vào bình.

NLP có thể giúp chúng ta nâng cao khả năng nhận thức và lựa chọn. Đồng thời nó giúp chúng loại bỏ đi những thói quen cũ, cài đặt những thói quen mới hiệu quả hơn cho cuộc sống mới.

Còn rất nhiều kiến thức và trải nghiệm khác mà tôi học được từ buổi hội thảo bậc thầy xử lý khủng hoảng cùng NLP. Tuy nhiên với bài viết ngắn này sẽ khó truyền tải hết. Tôi sẽ tiếp tục chia sẻ những trải nghiệm thực tế của mình về NLP trong thời gian tới. Hy vọng các bạn sẽ thường xuyên thăm blog để cùng trao đổi chuyên sâu hơn về NLP.

Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Scroll to Top